Hãy xem xét các chỉ số phổ biến nhất được nhiều nhà đầu tư sử dụng để đạt được thành công. Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của các chỉ số này và sử dụng chúng như thế nào, trước hết cần phân loại chúng.
Chỉ số xu hướng
Các chỉ số này được dùng để xác định xu hướng. Giao dịch thành công sẽ tuân theo xu hướng. Ví dụ, nếu thị trường có xu hướng đi xuống, thì cần giao dịch dựa trên giả định rằng giá sẽ tiếp tục giảm sâu hơn và ngược lại. Các chỉ số sau đây được sử dụng để hiểu về xu hướng thị trường hiện tại:
Chỉ số Bollinger
Là một trong những chỉ số lâu đời nhất mà vẫn giá trị cho đến ngày nay. Chỉ số này thường được thể hiện trên biểu đồ giá là ba dải biến động. Khi giá vượt ra ngoài dải phía trên, có nghĩa là bắt đầu xu hướng đi lên. Khi giá nằm dưới dải phía dưới, nó báo hiệu về sự bắt đầu đà giảm. Trong khi đó, giá ở giữa biểu đồ có nghĩa là thị trường “đi ngang”. Thông thường, trong trường hợp này, phần lớn các nhà đầu tư (trừ những người chuyên giao dịch ở thị trường “đi ngang”) sẽ không mở vị thế nào và chờ đợi sự thay đổi.
Chỉ số MACD
Chỉ số này có thể được thể hiện trên biểu đồ dưới hai hình thức – như là một chỉ báo MACD và biểu đồ MACD. MACD thường được đặt trên biểu đồ và trông giống như chỉ số Bollinger. Biểu đồ MACD là biểu đồ riêng biệt gồm các đường thẳng đứng có độ dài khác nhau nằm trên một đường nằm ngang và phác thảo một xu hướng nhất định. Nếu các đường thẳng đứng nằm phía trên đường nằm ngang, thì có nghĩa là xu hướng đi lên. Nếu đường thẳng đứng nằm dưới đường nằm ngang, thì xu hướng là đi xuống. Chiều dài của các đường thẳng cho biết cường độ của xu hướng. Đường càng dài thì xu hướng càng mạnh. Chỉ số này phù hợp với các khung thời gian dài hơn và dễ bị lỗi khi dùng cho các khung thời gian mỗi năm phút. Hãy nhớ điều đó nếu bạn muốn áp dụng biểu đồ MACD trong phân tích.
Chỉ số Ichimoku
Thoạt nhìn thì thấy chỉ số này rất phức tạp, nhưng đồng thời, nó lại chính xác nhất. Cấu trúc của Ichimoku gồm 5 đường mà khi chúng cắt nhau sẽ cho các tín hiệu khác nhau. Các tín hiệu phổ biến nhất là “giao cắt” (vàng và chết), được hình thành khi đường Tenkan và Kijun cắt nhau. Khoảng cách giữa Chinkou A và Chinkou B được gọi là “đám mây”. Hơn nữa, theo quy luật, chỉ số này thường được xây dựng trên biểu đồ. Do đó, khi các đường trong biểu đồ tương ứng với các đường của chỉ số, thì điều đó mang ý nghĩa. Hơn nữa, Ichimoku là một chỉ số “tự kiểm tra”. Có nghĩa là nếu nhiều đường cho tín hiệu giống nhau, thì mới hợp lý để ra quyết định mua một quyền chọn nhất định. Thông thường, chỉ số này được sử dụng cho các khung thời gian lớn hơn bởi nhiệm vụ chính của một chỉ báo xu hướng là nhằm làm rõ xu hướng. Xu hướng càng mạnh thì càng dễ để thực hiện nhiệm vụ này.
Oscillator
Loại chỉ số này chỉ phù hợp với các giai đoạn khi không có xu hướng thịnh hành trên thị trường. Trong thực tế, các nhà đầu tư quyền chọn nhị phân kiếm lời nhiều hơn từ giao dịch “bên trong một kênh” so với các nhà đầu tư khác. Ví dụ, nhà đầu tư Forex luôn nghĩ giá sẽ thay đổi bao nhiêu điểm để có thể sinh lợi. Nhưng thông tin này lại chẳng quan trọng đối với các nhà đầu tư quyền chọn nhị phân. Để nâng cao lợi nhuận, anh ta chỉ cần biết rằng giá sẽ lên hoặc xuống 2 hay 3 điểm. Đây chính xác là thông tin anh ta có thể nhận được khi sử dụng chỉ số oscillator.
Stochastic
Chỉ số này luôn rất phổ biến. Khi Stochastic được sử dụng để hoạt động trong chế độ “kênh”, chỉ số này được thể hiện như một kênh tương tự như nó có hai đường – đường trên và đường dưới. Khi đường lượn sóng cắt qua đường trên trong biểu đồ, có nghĩa là thị trường đang “quá mua” và dự kiến là giá sẽ đi xuống. Khi đường lượn sóng cắt qua đường dưới, có nghĩa là thị trường đang “quá bán” và nhiều khả năng giá sẽ đi lên.
Xin lưu ý rằng điều trên chỉ đúng khi không có xu hướng rõ rệt trên thị trường. Chúng tôi khuyên bạn nên theo chỉ dẫn của Stochastic khi kết hợp với các chỉ báo xu hướng nêu trên.
Chỉ báo về xung lượng (Momentum)
Chỉ số này phù hợp để sử dụng trong một kênh giá. Chỉ số Momentum có thể dự đoán tình hình thị trường trong tương lai và cho thấy những thay đổi về đà giá trong tương lai. Chỉ số này hoạt động dựa trên nguyên tắc sau đây – nó so sánh giá hiện tại với giá của khoảng thời gian trước đó. Sau khi hoàn thành so sánh này, nhà đầu tư có thể nhận được các tín hiệu từ chỉ số. Để sử dụng chỉ số này, bạn nên theo dõi chuyển động của các đường và hướng chúng di chuyển. Nếu các đường chỉ số đi lên, có nghĩa là bạn nên mua và nếu chúng đi xuống thì bạn nên bán.
Chỉ số Momentum báo hiệu thời điểm thích hợp nhất để tham gia thị trường. Bán tại các điểm cực đại và mua ở điểm cực tiểu là lý tưởng nhất. Chỉ số này gợi nhắc đến Stochastic nhưng đa số lại thích Momentum vì nó có tính minh họa và thuận tiện hơn.